Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Công dụng thật sự của "gạo lức muối mè" là gì?

Công dụng thật sự của "gạo lức muối mè" là gì? - Mọi người đồn thổi ăn gạo lứt có thể chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết dưới góc nhìn y học, gạo lứt có những công dụng gì?



Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.

Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường .

Gạo lứt muối mè  (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng...

Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp

Ăn gạo lúc trị bách bệnh?

Ăn gạo lức trị bá bệnh? Gần đây, nhiều người dân tại các thành phố lớn hưởng ứng phong trào ăn gạo lức muối mè hoặc nhịn ăn liên tục 12 ngày với niềm tin sẽ chữa được bá bệnh. Thực hư, hiệu quả của những phương pháp này đến đâu?


Ăn không được… hở môi

Tại Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh. Ghé cửa hàng thực phẩm dưỡng sinh Ch.NNh. (Vạn Phúc Hà Đông) để hỏi mua gạo lức muối mè, một nhân viên ở đây tư vấn: “Anh mua gạo về nấu cơm hay nấu trà? Giá gạo lức trắng rẻ hơn vì đem lại hiệu quả chủ yếu cho người tập dưỡng sinh, còn gạo lức đỏ mới dùng chữa bệnh”. Khi biết chúng tôi lần đầu tiên gia nhập “thế giới dưỡng sinh”, nhân viên này tặng chúng tôi một tập giấy photo viết về các phương pháp nấu gạo lức và không quên dẫn chứng những bệnh nhân “hồi sinh” từ thực phẩm này. Cơ sở này còn trưng bày các sản phẩm được chế biến từ gạo lức kết hợp muối hay rong biển như: cốm nổ, bánh snack rong biển, cháo, cơm sấy. Các sản phẩm này được khuyến cáo sử dụng cho cả người già, trẻ em, người bệnh để hạn chế tế bào ung thư phát triển, phục hồi sinh lực, điều trị tiêu chảy, viêm ruột, thân thể cường tráng…

Mỗi sáng, chủ cửa hàng thực phẩm dưỡng sinh C.N. (Hà Đông) còn nấu cơm, nấu cháo gạo lức để đi bỏ mối, bán lẻ cho các bệnh nhân có nhu cầu. Khi hỏi mua gạo lức muối mè. Chủ cơ sở này cũng bán cho chúng tôi cuốn sách dạy về cách bảo vệ sức khỏe bằng gạo lức và cho biết, gạo lức chữa được nhiều chứng bệnh. Theo hướng dẫn của cuốn sách: “Người sử dụng gạo lức không được ăn muối iốt, muối đã chế biến mà chỉ ăn muối hầm. Khi ăn chỉ được nuốt một lần, nếu nuốt nhiều lần sẽ bị khát nước. Khi ăn không được hở môi, không được nói chuyện… Nếu không tin tưởng tuyệt đối với những hướng dẫn của phương pháp này, bệnh nhân dễ… sai phạm”.

Gạo lức muối mè đang là “mốt” ngừa bệnh của nhiều người

Bên cạnh gạo lức, cơ sở này còn bán nhiều thực phẩm chế biến từ gạo lức như: bột kem gạo lức cho trẻ ăn giặm, trẻ suy dinh dưỡng, người già, người bệnh kém ăn, người ăn chay, người cần bồi bổ cơ thể. Ngoài ra còn có sữa thảo mộc dùng điểm tâm hàng ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú, dùng bồi bổ cho người bệnh phục hồi sinh lực.

Bên cạnh phương pháp sử dụng gạo lức muối mè, không ít người đang tuân thủ phương pháp nhịn ăn trong 12 ngày, mỗi ngày chỉ uống bốn-sáu lít nước chanh đường để thanh lọc cơ thể, tống chất độc ra ngoài. Phương pháp này được ứng dụng mỗi năm hai lần và cho rằng, người bệnh vẫn đủ sức khỏe đi làm bình thường trong thời gian nhịn ăn này.

Rất nguy hiểm cho người bệnh

Cách nấu gạo lức

Trước khi nấu cơm gạo lức, cần ngâm gạo trong nước sạch 22 giờ để hạt gạo chuyển hóa thành các chất sinh học tốt nhất cho cơ thể. Một chén cơm từ gạo lức cung cấp được 230-250Kcal, rất phù hợp cho người giảm cân, vì ăn ít nhưng luôn cảm thấy no. Tuy nhiên, khi sử dụng thực phẩm này cần tham vấn thêm bác sĩ điều trị vì chế độ ăn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và các loại thuốc mà người bệnh đang uống.

Với phương pháp nhịn ăn 12 ngày, BS chuyên khoa II Trần Văn Năm - Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM giải thích, nhịn ăn, chỉ uống nước nhằm giúp cơ thể nghỉ ngơi, thải các độc chất tồn ứ trong cơ thể ra bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này nên ứng dụng một ngày là đủ, và chỉ áp dụng cho người thừa cân, béo phì. Với những người nhịn ăn đến 12 ngày vẫn không mệt là do cơ địa đặc biệt, rất hiếm. Do vậy, tuyệt đối không phổ biến phương pháp này rộng rãi trong cộng đồng, rất nguy hiểm cho người bệnh.

Còn theo TS-BS Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, nhịn ăn là phương pháp thanh lọc cơ thể để triệt tiêu bớt độc chất, thải năng lượng thừa. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được nghiên cứu khoa học đầy đủ. BS Minh Hạnh nhấn mạnh: “Phụ nữ có thai, trẻ em, những người làm việc căng thẳng, người suy dinh dưỡng… không nên nhịn ăn, uống nước chanh đường như nhiều người đang thực hiện. Vì đường sẽ được cơ thể hấp thu nhanh chóng, khiến mau đói. Còn lượng vitamin trong chanh rất thấp, trong khi người dùng không thể sử dụng quá nhiều chanh. Vì vậy, nếu uống nước chanh đường, người uống không thể cầm cự quá hai giờ, nên không thể tập trung làm việc, học hành; lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân tiểu đường áp dụng phương pháp này sẽ rất nguy hiểm”.

Theo các nhà chuyên môn, so với các loại gạo khác thì gạo lức rất tốt cho cơ thể vì còn vỏ cám bên ngoài nên giàu đạm, chất xơ, chất sắt, kẽm, mangan, khoáng chất, vitamin, nhất là vitamin nhóm B; còn muối mè có nhiều axít béo chống oxy hóa, giàu canxi. Tuy nhiên, việc sử dụng gạo lức và muối mè cũng chỉ là cách hỗ trợ, phòng bệnh, chứ không điều trị bá bệnh. Đồng thời, tùy đối tượng mà phương pháp ăn gạo lức muối mè cũng khác nhau.

BS Trần Văn Năm cho biết: “Nếu ngày nào cũng ăn gạo lức với muối mè, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do không đủ năng lượng cho cơ thể. Gạo lức muối mè phù hợp nhất với những người thừa cân, béo phì, có thể ăn gạo lức muối mè hai-ba ngày/một tuần để giảm cân. Với người già, trẻ em, người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, mỡ máu… nếu ăn gạo lức muối mè buộc phải có các loại thực phẩm khác kèm theo để đảm bảo năng lượng cho cơ thể”.

Văn Thanh